Muaphuot.com: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng của Tây nguyên nơi có nhiều cồng chiêng nhất ở Việt Nam.

1.Nguồn gốc lễ hội cồng chiêng

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Nói về nguồn gốc, các nhà nghiên cứu đã từng cho rằng cồng chiêng chính là hậu duệ của đàn đá.

Trước khi sử dụng các văn hóa bằng đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ bằng đá. cụ thể như cồng đá, chiêng đá…Sau đấy mới tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng…

Xét về lịch sử tiến hóa, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí thời xưa diễn ra trong hàng mấy trăm năm. Và có thể khẳng định, căn cứ trên vết tích trống đồng, cồng chiêng Tây Nguyên đã có ít nhất 2.000 năm.

2.Đặc sắc lễ hội cồng chiêng

Lễ hội Cồng Chiêng được tổ chức hoành tráng, là một hoạt động có ý nghĩa bảo tồn, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc và giới thiệu sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn đến du khách. Lễ hội văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.

Đặc sắc lễ hội cồng chiêng tây nguyên

Trong mỗi lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh với thần, giao hòa với trời đất và giao tiếp với cộng đồng. Đó không những là một sự kiện quan trọng không chỉ của người dân tây nguyên mà còn cả với dân tộc Việt Nam. Cồng chiêng xuất xứ từ đâu, khi nào thì không ai biết được, trải qua dòng chảy lịch sử thì con người ngày nay biết đến cồng chiêng như một dụng cụ phát ra âm thanh thường được dùng trong các buổi cúng tế hoặc làm nhạc cụ, mọi người tụ hợp với nhau nhảy múa quanh đống lửa, hình thành nên một nét đặc sắc riêng cho vùng đất đỏ ba dan này.

Cồng chiêng là một loại nhạc khí làm bằng hợp kim đồng, có pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng có núm chính giữa, chiêng không có núm. Nhạc cụ này có nhiều kích thước, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.

Mỗi một dàn cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của người Tây Nguyên, để diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Các tộc người ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình. Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ. 

Trong lễ hội người ta thường biểu diễn những lễ hội hết sức đặc sắc như: lễ mừng nhà rông, mừng lúa mới, mừng đám cưới, đâm trâu,.. Trong lễ hội có khoảng 40 người chơi các nhạc cụ khác nhau, mỗi người chơi một nốt và một mô hình tiết tấu, kết hợp lại thành bè, thành giai điệu.

Vào những ngày hội này,  hình ảnh của những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa bên những tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng đã tạo nên một không khí thật sự kỳ vĩ, ấn tượng, là nét văn hóa độc đáo ăn sâu vào những người con nơi đây. Những sử thi, áng thơ hào hùng đậm chất dân tộc đều được bắt nguồn từ những tiếng cồng chiêng Tây Nguyên vang vọng núi non.

Việc tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên cũng là hoạt động thiết thực góp phần quan trọng nhằm bảo tồn, phục hồi giá trị không gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc tỉnh Tây Nguyên. Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh Gia Lai đến bạn bè trong nước và quốc tế, mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, phát triển; đồng thời góp phần tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trong tỉnh, khu vực và cả nước giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.