Nhà hát lớn hà nội mang nhiều dấu ấn lịch sử tại trung tâm thủ đô Hà Nội này là địa điểm tổ chức những chương trình nghệ thuật lớn của nhiều ca nhạc sĩ, nghệ sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam.

1.Lịch sử nhà hát lớn hà nội

Lịch sử nhà hát lớn hà nội

Khu đất xây dựng Nhà Hát Lớn trước kia là một vùng đầm lầy thuộc đất của hai làng Thạch Tần và Tây Luông thuộc Tổng Phúc Lân Huyện Thọ Xương. Vào năm 1899 hội đồng thành phố nhóm họp dưới quyền chủ tọa của Richard – là Công sứ Hà Nội đề nghị lên tòan quyền Fourer cho xây Nhà Hát.

Công trình được khởi công vào ngày 7 tháng 6 năm 1901, dưới sự giám sát kỹ thuật của thanh tra đô thị – kiến trúc sư Harlay – một trong hai tác giả thiết kế. Người phụ trách thi công là hai ông Travary và Savelon.

Việc san lấp mặt bằng diễn ra rất vất vả. Hàng ngày có 300 công nhân làm việc, 35000 cọc tre được đóng với khối bê tông dày 90 cm. Công trình phải sử dụng hơn 12000m3 vật liệu, gần 600 tấn gang thép. Công trình chiếm diện tích 2600m2, chiều dài công trình là 87m, chiều rộng là 30m, điểm cao nhất của công trình so với mặt đường là 34m. Mặt trước của công trình rất bề thế, có nhiều bậc trông ra quảng trường rộng ( Nay gọi là quảng trường Cách mạng tháng 8 ), Những bậc thềm chạy dài trước Nhà hát trước đây để đón thẳng các xe của các quan chức thuộc địa đến xem.

Bên trong nhà hát trước đây có sân khấu rộng và một phòng khán giả chính có diện tích 24x24m, ngày đó chứa được 870 chỗ ngồi, ghế ngồi bọc da, một số chỗ bọc bằng nhung. Tầng giữa có nhiều phòng nhỏ dành cho khán giả có vé riêng. Cầu thang giữa lên tầng hai là một sảnh chính rộng. Cầu thang phụ và hành lang ở hai bên. Phía sau nhà hát là một phòng quản trị, có 18 buồng cho diễn viên hoá trang, 2 phòng tập hát, 1 thư viện và phòng họp. Phía mặt trước trên tầng II là phòng gương rất lộng lẫy. Kinh phí xây dựng Nhà hát được duyệt vào lúc đó là 2.000.000 Frăng Pháp.

2.Kiến trúc nhà hát lớn hà nội

Nhà hát Lớn Hà Nội có tên ban đầu là Nhà hát Thành phố (Théatre municipal), khởi công năm 1901, hoàn thành năm 1911, do hai kiến trúc sư Broyer và V.Harlay thiết kế năm 1899, trong quá trình xây dựng có sự tham gia sửa chữa của kiến trúc sư F.Lagisquet. Vị trí xây dựng Nhà hát Lớn được coi là đắc địa khi án ngữ phố Paul Bert (phố Tràng Tiền ngày nay) là tuyến phố sầm uất bậc nhất Hà Nội lúc bấy giờ, mặt chính trông ra Hồ Gươm, mặt sau dựa vào khu Nhượng địa­.

Kiến trúc nhà hát lớn hà nội

Mặt bằng Nhà hát Lớn Hà Nội được chia thành 3 phần rõ rệt: chính sảnh tráng lệ ngay lối vào với một cầu thang long trọng hình chữ T bằng đá cùng các hình trang trí trên trần và tường, phía trên sảnh là “phòng gương” dành cho khách VIP ở tầng hai; phòng khán giả hình móng lừa có sức chứa 800 chỗ trải trên 3 tầng, trong đó có những chỗ ngồi gia đình được bố trí trong các phòng nhỏ (loge); tiếp đến là sân khấu lớn phía sau có các phòng tập, phòng hoá trang, phòng quản trị, phòng họp.

Mặt chính nhà hát nổi bật với hàng cột theo thức Ionic La Mã tạo thành năm gian rỗng ở giữa và hai gian đặc ở đầu hồi, phía trên được nhấn thêm bởi mái hình chóp cong lợp ngói đá. Như vậy, những nguyên tắc kiến trúc Phục hưng dường như được nhấn mạnh ở đây.

Phòng khánh tiết hay còn gọi là phòng gương, nằm trên tầng 2 của Nhà hát Lớn Hà Nội. Phòng gương là nơi diễn ra các lễ nghi quan trọng, nơi đón tiếp các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các nguyên thủ Quốc gia và là nơi diễn ra các buổi lễ ký kết quan trọng của Chính phủ.

Ngoài ra, phòng gương còn là nơi diễn ra các chương trình nghệ thuật thính phòng, họp báo hay hội nghị với quy mô nhỏ. Phòng gương được thiết kế đẹp mắt, sang trọng với sàn đá tinh tế, đèn treo, đèn chùm pha lê cùng bộ bàn ghế mang phong cách Pháp cổ điển.

Khán phòng là nơi diễn ra các buổi diễn diễn nghệ thuật trong nhà hát. Khán phòng có sân khấu rộng 24×24, khán đài có 3 tầng với tổng số ghế là 598 ghế. Sàn phòng được lát gạch chất lượng cao, sáng bóng và trải thảm chống cháy. Ghế ngồi được thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp, tạo cảm giác êm ái, thoải mái khi ngồi.

Ngoài ra, nhà hát còn có các phòng khác như phòng họp, phòng trang điểm, phòng thay đồ; khu trưng bày các hiện vật liên quan đến nhà hát, khu trưng bày hình ảnh liên quan đến sự kiện diễn ra tại Quảng trường Cách mạng tháng Tá

Bao quanh nhà hát có khá nhiều điểm vui chơi giải trí: vườn hoa nhà hát chếch phía nam tây nam, cafe, nơi đây cũng là địa điểm cho các cặp đôi chọn làm chụp hình cưới và kỷ niệm. Xa xa là viện bảo tàng cách mạng Việt nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

Mặc dù được pha trộn nhiều phong cách nhưng nhà hát lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lớp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Tuy ra muộn hơn nhà hát ở Sài gòn nhưng nhà hát Hà Nội đã trở thành hình ảnh quen thuộc của thành phố.

Nhà hát lớn Hà Nội trở thành điểm thu hút dân phượt mỗi khi có dịp ghé thăm thủ đô. Bạn cung nên đến khám phá nơi đây một lần để biết được giá trị của nó nhé!