Lễ hội cầu mưa của người Chăm là nét phong tục tập quán và nét văn hóa của người dân tộc Việt Nam với mong muốn một năm mưa thuận gió hòa. Hãy tìm hiểu cụ thể hơn ở bài viết dưới của văn hóa lễ hội nhé.
Ý nghĩa của lễ hội cầu mưa người Chăm
Lễ hội cầu mưa là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Chăm ở Việt Nam, thường được tổ chức vào tháng 6 hoặc tháng 7 âm lịch hàng năm. Lễ hội này được tổ chức nhằm cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, cây trồng đời đời tốt lành và nông sản bội thu.
Ý nghĩa của lễ hội cầu mưa không chỉ đơn giản là cầu mưa mà còn là cầu may mắn, sức khỏe, an lành cho toàn bộ cộng đồng người Chăm. Đây là dịp để người Chăm tôn vinh các vị thần, tổ tiên và cầu nguyện cho sự thịnh vượng của đất nước và dân tộc. Ngoài ra, lễ hội cầu mưa còn giúp thể hiện nét đẹp văn hóa dân tộc Chăm, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Các hình thức lễ hội cầu mưa của người Chăm
Lễ múa ban ngày Rija Harei
Đây là nghi lễ thực hiện khá đơn giản và được làm trong nhà bằng tre nứa hoặc mái tranh lợp với phía Tây. Vật cúng tế lễ này gồm: 1 con gà, 5 mâm cơm, 5 mâm chè xôi, 2 mâm trầu, canh cá, trứng, cá khô và rượu, 3 mâm chuối. Các thầy cúng sẽ thực hiện lễ Riji Harei gồm thầy cúng, thầy vỗ trống để hát mời các vị thần núi, thần biển, thần chèo thuyền và thần thủy lợi Po Klong Garai… Lúc này thầy vỗ trống sẽ hát lên để ca ngợi tiểu sử, bao công lao của các vị thần thì sẽ có thầy bóng để múa phụ họa cùng với dân làng trong vùng sẽ tham gia nhảy múa.
Lễ cúng ban đêm Rija Dayuap
Riji Dayuap – Nghi lễ được tổ chức vào ban đêm do thầy cúng và bà bóng thực hiện. Do đó người dân tộc Chăm cần phải chuẩn bị 1 con dê, 5 mâm cơm, xôi chè, trầu cau, trứng, bánh, trái cây để thực hiện nghi lễ được chu đáo nhất.
Lễ tế thần lửa Cuh Yang Apui
Các tu sĩ Pasel sẽ phải thực hiện nghi lễ này, cũng là văn hóa tháp Chàm với hy vọng cầu thần lửa đem lại sấm, chớp, mây, mưa… Thúc giục vị thần Yang Apui nhanh chóng và sớm tạo ra sấm, chớp, cho người dân một cơn mưa lớn, cho cây cối mọc lên, đem lại mùa màng bộ thu.
Lễ rước gậy thần Gay Bhong
Nhóm tu sĩ người Chăm đạo hồi giáo sẽ thực hiện lễ này một cách trang nghiêm, long trọng nhất. Tu sĩ sẽ đọc kinh Coran và cầu thánh Alla về để hưởng lễ mà con cháu dân làng dâng lên, họ sẽ vái lạy, cầu thần thánh Alla ban cho mưa thuận gió hòa, mùa mang tươi tốt. Khi cúng bái xong, các tu sĩ cùng với dân làng rước gậy thần từ thánh đường bên cửa sông, cửa biển để cầu có được mưa. Dân làng chuẩn bị lễ vật khá đơn giản chỉ có 5 mâm xôi, chè và chuối mà thôi.
Thường đến tháng 4 theo lịch người Chăm thì lễ hội cầu mưa này sẽ được tổ chức long trọng để cúng tế thần Po Nai (nữ hoàng Chăm), thần sóng biển (Riyak)… Khi kết thúc lễ hội, người dân sẽ phải ra ruộng để gieo hạt giống, làm nương rẫy cũng như phủ một màu xanh bao la khắp đồng bằng núi rừng ở ngôi làng này.
Xem thêm: Hành trình khám phá lễ hội Yên Tử Quảng Ninh từ A-Z
Xem thêm: Lễ hội té nước Thái Lan Songkran có gì ấn tượng?
Như vậy với những chia sẻ trên của chúng tôi cũng giúp bạn hiểu rõ phần nào lễ hội cầu mưa của người Chăm rất được coi trọng phải không? Hầu như năm nào cũng được tổ chức trong nhiều ngày và đó là một tín ngưỡng phong tục cần được giữ gìn, tôn thờ cho đến sau này.