Muaphuot.com– Về xứ Nẫu, Phú Yên sẽ là điều đáng tiếc nếu du khách chưa kịp ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng, một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam. Nơi đây đặc biệt lưu giữ cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.
Nhà thờ Mằng Lăng – Công trình kiến trúc cổ nổi tiếng
Nằm cách Thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) 35km về phía Bắc, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam, được xây dựng vào năm 1892, do một người Pháp xây nên (người dân xứ đạo tại đây gọi tên theo tiếng Việt là Cổ Xuân). Đây là vị linh mục đầu tiên của giáo xứ Mằng Lăng, phụ trách việc xây dựng nhà thờ, đây còn là nơi lưu giữ nhiều cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta.
Nhà thờ nằm trong khuôn viên rộng 5.000m², sơn màu trắng, nhưng vết thời gian đã ngả thành đen như một bức tranh thủy mặc. Mặt tiền nhà thờ có kiểu kiến trúc gothique, gây ấn tượng như một nhà thờ ở Pháp hoặc ở La Mã đầy chất mỹ thuật. Cụ thể, lối kiến trúc Gothic được thể hiện ở việc hai bên nhà thờ có hai lầu chuông và một thập tự giá nằm ở ngay chính giữa. Màu xanh xám là màu tổng thể cho nhà thờ, thật sự không rõ là trùng hợp hay ngẫu nhiên nhưng màu xanh này thực sự nhìn rất hòa hợp với ruộng vườn xung quanh nhà thờ. Ngoài ra, trước nhà thờ này còn có một khu hầm be bé nhưng lại được xây dựng khá là kì công bởi bên trong hầm còn có rất nhiều chỗ được điêu khắc chạm trổ với nội dung là kể lại câu chuyện về thánh Anre Phú Yên.
Không chỉ mang nét kiến trúc Gothic xuất xứ Châu Âu, mà nhà thờ Mằng Lăng vẫn có những nét Việt Nam, đó chính là những họa tiết chạm trỗ tinh xảo trên những cánh cửa chính bằng gỗ.
Theo các bậc cao niên ở An Thạch, cách đây hơn 100 năm, khu vực An Thạch rất ít dân cư, phủ kín cây rừng, trong đó có một loại cây mọc rất nhiều, tán phủ rộng, lá cây hình bầu dục, hoa mọc chùm nở ra màu tím hồng gọi là mằng lăng. Hiện dấu vết khu rừng mằng lăng ấy không còn, nhưng ngôi nhà thờ vào thời điểm ấy đã được đặt tên theo loại cây quý này. Thực tế, trong nhà thờ ngày nay còn giữ một bàn gỗ mặt tròn làm bằng gỗ mằng lăng từ thuở vừa xây dựng, có đường kính đến 1,7m
Hiện nay, trước nhà thờ, bên phải có bức tượng thánh Anrê Phú Yên trên một ngọn đồi cỏ nhỏ, trước nhà thờ có một nhà truyền thống lưu giữ di tích của vị thánh tử nạn khi chỉ vừa 19 tuổi này. Ở đó có những bức họa miêu tả cảnh hành hình Anrê Phú Yên, được vẽ theo lời tường thuật của cha Alexandre de Rhodes, những mảnh gốm, gạch ngói của nền nhà nguyện nơi Anrê Phú Yên chịu phép rửa tội do chính Alexandre de Rhodes thực hiện cùng một số sách báo viết về Anrê Phú Yên. Đặc biệt được trưng bày trang trọng trong một hộp kính là cuốn sách bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta, in năm 1651 tại Roma, Ý. Đó là quyển giáo lý “Phép giảng tám ngày” của Alexandre de Rhodes (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) – người khai sinh ra chữ quốc ngữ.
Ngày nay, nơi này vẫn đang giữ cuốn sách đầu tiên được in bằng tiếng Việt. Đây là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của Linh mục Đắc Lộ – người khai đã sinh ra chữ quốc ngữ ở Việt Nam.
Cuốn sách được trưng bày dưới một khu hầm nhỏ trước sân nhà thờ. Khu hầm được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong hầm có nhiều điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về thánh Anre Phú Yên. Cuốn sách được giữ trang trọng một cách đặc biệt trong một hộp kính, sách được in năm vào năm 1651 tại Roma
Với hàng trăm năm tồn tại giữa bao nhiêu vật đổi sao dời, nhà thờ cổ Mằng Lăng thật sự là một điểm đến khó bỏ qua với lữ khách khi dừng chân ở tỉnh Phú Yên – một trong những địa phương đầy tiềm năng du lịch nằm trên vùng duyên hải miền Trung nước ta.