Muaphuot.com– Lễ hội Tanabata là một lễ hội đẹp và lãng mạn nhất trong các lễ hội của Nhật Bản. Ngày lễ này có nguồn gốc từ Trung Hoa và được biết đến ở khá nhiều nước, nhưng không nơi nào trên thế giới lại có được một ngày lễ thi vị như ở xứ sở Phù Tang.
Nguồn gốc của Lễ Hội Tanabata
Lễ hội Tanabata Nhật Bản có nguồn gốc từ truyền thuyết về người con gái đã dệt nên dải Ngân hà, về một mối tình bị chia cắt, và chỉ duy nhất trong ngày 7 tháng 7 này, hai ngôi sao ở hai đầu dải Ngân Hà mới được trùng phùng.
Truyện kể lại rằng, Ngọc Hoàng Thượng Đế có một người con gái được Người rất yêu chiều tên là Tanabata-tsume (Orihime) chuyên dệt lụa. Một ngày kia, khi nhìn thấy một gã chăn bò rất đẹp trai tên là Hikoboshi đi ngang qua, nàng đem lòng si mê gã điên cuồng. Cha nàng bèn gả nàng cho chàng trai chăn bò. Hai người quá say mê nhau nên suốt ngày chỉ rong chơi và chẳng chịu làm gì cả, người con gái bỏ quên cả khung cửi còn con bò của chàng trai thì lang thang khắp nơi ở trên trời.
Các vị thần rất bất bình và bắt phạt họ phải sống tận hai đầu của dòng sông Ngân. Mỗi năm một lần, họ chỉ được phép gặp nhau vào ngày bảy tháng bảy hàng năm, cho bầu trời trở nên quang đãng. Nếu trời mưa, thì có nghĩa là dòng sông trên bầu trời dâng nước quá cao và những con chim không thể cùng nhau bắc cầu cho chàng trai và cô gái gặp nhau được.
Những hoạt động diễn ra vào ngày lễ hội tanabata tại Nhật Bản
Thời gian này ngày ngưu lang chức nữ còn có ý nghĩa là sự chuẩn bị (tanabatabon) để đón lễ Obon (ngày 15 tháng 7 âm lịch), và thời kỳ này lễ hội chúc mừng thu hoạch vụ mùa cũng được tổ chức. Khi đó, mọi người sẽ ăn những chiếc bánh “Sakubei” là cốt của mì Sô-mên và cầu mong được khỏe mạnh. Người ta cho rằng Sakubei có thể giải được lời nguyên rủa của con quỷ đã gây ra bệnh sốt rét bằng món ăn ưa thích lúc còn nhỏ của nó. Sau đó, Sakubei được cải biến thành Sô-mên có vị rất ngon, và món mì Sô-mên trở thảnh món ăn trong ngày lễ tanabata.
Vào
Lễ hội Tanabata, thật đặc biệt người dân Nhật Bản lại trồng trước cổng những cành trúc hoặc tre tươi, trang trí bằng những dải giấy ngũ sắc hình chữ nhật và viết ước nguyện của mình trên đó, thành tâm cầu nguyện, mong nó sẽ trở thành sự thật. Sau khi lễ hội kết thúc cây tre và đồ trang trí thường được đưa lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc là đốt đi. Nhiều đôi lứa đang yêu cũng tới các đền thờ Thần đạo Shinto(Jinja) để cầu nguyện, mong tìm thấy ý trung nhân.
Đến Nhật Bản vào đúng dịp này bạn sẽ thấy các cô gái Nhật mặc áo Yukata đi chơi hội cùng bạn bè và đến thăm đền thờ thầShinto. Những đôi lứa đến để cầu nguyện được bên nhau trọn đời, còn những người độc thân cũng đến để cầu mong tìm thấy trung nhân cho mình. Đặc biệt hơn nữa là trên khắp các tuyến phố hay những con đường đến Đền thờ Shinto sẽ được chăng đèn hoa rực rỡ, trên những cành trúc tươi là những chùm giấy ngũ sắc được trang trí rực rỡ sắc màu, tạo thành những vòm cung sặc sỡ.
Phong tục tập quán liên quan đến lễ hội này đã bị biến đổi theo vùng của các quốc gia nhưng dù ở đâu thì lễ hội này cũng có điểm chung là nơi để mọi người gửi những lời cầu nguyện của mình và hy vọng lời cầu nguyện ấy sẽ trở thành hiện thực. Các bạn tu nghiệp sinh cũng vậy sang nhật làm việc các bạn không chỉ mất chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật mà còn phải tạm xa gia đình, xa cả người thưởng nữa. Nhưng ở bất cứ nơi đâu cũng vậy thôi nếu các bạn thành tâm cầu nguyện thì mọi điều tốt đẹp sẽ tới với những người mà các bạn quan tâm đó.