Văn hoá dùng đũa của người Nhật có gì đặc biệt để trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chuyên mục văn hóa lễ hội nhé.

Đũa xuất hiện ở Nhật Bản khi nào?

Đũa được cho là xuất hiện tại Nhật Bản vào thế kỷ 8 hoặc 9, khi người Nhật Bản bắt đầu nhận thức được sự tiện lợi của chúng khi ăn các món ăn truyền thống như sushi và mì udon. Tuy nhiên, có một số nguồn cho rằng đũa có thể đã được sử dụng ở Trung Quốc trước khi được giới thiệu đến Nhật Bản.

Văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản

Nếu là ở Việt Nam thì cầm đũa chỉ là phản xạ tự nhiên nên mỗi người cầm đũa theo một cách khác nhau chứ không theo quy luật chung nào. Do vậy để cầm đũa đúng cách bạn cần cầm bằng 4 ngón tay: 1 ngón dùng ngón trò và ngón giữa, ngón cái để gắp, ngòn còn lại thì đặt nhẹ nhàng trên ngón áp út.

Cách cầm đũa chính xác

Người mới thì cần thời gian mới thành thạo được để học, có thể luyện tập một mình ở nhà và cũng đừng lười biếng vì không ai để ý bạn đâu.

văn hóa dùng đũa của người Nhật
Cách cầm đũa chính xác

Trân trọng chiếc đũa

Luôn phải dùng 2 tay để cầm đũa lên từ người khác hoặc cầm lần đầu để ăn. Chứ không được nghịch đũa hay chỉ vào bất cứ ai khi đang ăn cả. Nhất là hành động gõ đũa vào bát thì được coi là thô lỗ.

Quy tắc khi ăn uống: Dùng gác đũa

Khi chưa ăn đũa cần gác lên để giữ vệ sinh và làm cho văn hóa ăn cơm cũng sạch sẽ, sang trọng. Do đó, khi bạn đến nhà hàng hay gia đình nhà nào cũng thấy hình ảnh này.

Không ăn các món ăn chung ngay

Lấy theo khẩu phần ăn của mình chứ không cần đặt vào đĩa hoặc bát.

Không bới móc thức ăn

Không nên lục tung đĩa của bạn để tìm thứ gì đó ngon để ăn hoặc thứ bạn thích mà cần phải lấy thức ăn từ trên cùng của món ăn.

Không liếm đũa

Điều này được coi là mất vệ sinh trong mắt của người Nhật.

Hạn chế gắp thức ăn cho người khác

Người Nhật sẽ không chuyển thức ăn từ đũa người này sang người khác vì đây là phong tục ở các đám tang của người Nhật Bản. Nơi tro cốt được hỏa táng họ sẽ đặt trong một cái lọ thật trang trọng. Đây là điều cấm kỵ nhất trên bàn ăn.

Có thể gắp thức ăn của ai đó bằng đũa của mình nhưng phải dùng cốc, nĩa để hứng không lại bị rơi ra ngoài.

Không dùng đũa giống đồ chơi

Hành động vẫy đũa trước mặt người khác khi đang nói chuyện hoặc khi cầm chúng trong thời gian dài mà không sử dụng thì đó là hành vi thô lỗ và bị coi thường.

Không khuấy đũa vào chén súp của bạn

Hành động này giống như dùng bát nước canh để rửa bát đũa của bạn vậy. Hãy tránh làm điều này nhé vì họ coi việc này là mất vệ sinh.

tìm hiểu văn hóa dùng đũa của người Nhật
Tìm hiểu Văn hoá dùng đũa của người Nhật

Điều kiêng kỵ khi sử dụng đũa ăn ở Nhật Bản

+ Không cắm đũa vào tô cơm: Đây là hành động không được chấp nhận trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản, bởi vì đây được coi là hành vi châm chọc tới đời sống tinh thần của người đã mất.

+ Không dùng đũa đôi để cắm thức ăn: Đũa đôi được sử dụng trong các dịp lễ, cưới hỏi, kỉ niệm,… nên không nên sử dụng để cắm thức ăn trong một bữa ăn hàng ngày.

+ Không để đũa dọc trên tô cơm: Khi kết thúc bữa ăn, bạn nên đặt đũa ngang qua tô cơm, chứ không được để đũa dọc lên trên tô cơm, vì điều này sẽ được coi là hành vi mang tính xấu.

+ Không chà hai chiếc đũa với nhau: Đây không chỉ là hành vi không đẹp mà còn mang ý nghĩa ám chỉ nhà hàng đó dùng loại đũa không tốt, kém chất lượng. Còn bạn sẽ bị coi là thiếu tôn trọng nhà hàng. Thay vì chà đũa vào nhau thì hãy dùng tay nhẹ nhàng nhặt những mảnh vụn trên đũa.

+ Không để đũa chéo vào nhau: Việc này khiến người ta liên tưởng đến cái chết, họ cho rằng đây là điềm xấu không nên làm như thế mà hãy để đũa nằm ngang so với phía bạn.

Xem thêm: Độc đáo Lễ mừng cơm mới của người Mường

Xem thêm: Khám phá phong tục tập quán của người Chăm – Việt Nam

Mặc dù đây chỉ là đôi đũa nhưng có thể thấy sự khác biệt lớn giữa các nước. Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi giúp bạn hiểu phần nào về văn hóa dùng đũa của người Nhật nhé.