Ngũ Hành Sơn bây lâu nay luôn là một trong những “điểm dừng chân tượng đài” mà các phượt thủ không thể bỏ qua được. Cùng xem kinh nghiệm đi du lịch ngũ hành sơn.

1.Tổng quan về Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn được biết đến là quần thể gồm có 5 ngọn núi đá vôi mọc gần nhau nhưng có chiều cao và hình dáng khác nhau và còn có tên gọi là núi Non Nước. Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng hàng năm hấp dẫn rất nhiều lượt du khách tới tham quan vãn cảnh. Mỗi ngọn núi có một cái tên như trong ngũ hành tương sinh tương khắc đó là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn. Du khách đi tham quan du lịch Ngũ Hành Sơn thường chọn Thủy Sơn – ngọn núi lớn nhất trong ngũ sơn để khám phá.

2.Đi du lịch Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng vào thời gian nào?

Kinh nghiệm du lịch Ngũ Hành Sơn

Hầu hết, câu hỏi đi du lịch Ngũ Hành Sơn vào thời điểm nào đều là thắc mắc đầu tiên của rất nhiều người. Bởi nếu chọn được thời gian đi phù hợp, bạn không chỉ có cơ hội ngắm trọn vẻ đẹp của Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng mà còn tiết kiệm chi phí rất nhiều.

Theo đó, nếu bạn là người kỹ tính và không có thời gian đi du lịch bất cứ lúc nào thì việc tham khảo thời gian đi là điều quan trọng. Nếu bạn là người rảnh rỗi có thể đi bất cứ lúc nào thì Ngũ Hành Sơn là điểm du lịch tốt nhất. Bởi tại đây, bạn có thể đi du lịch và đến thăm quan bất cứ vào thời điểm nào. Bởi thời điểm nào hay mùa nào thì Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng vẫn đẹp đẽ, hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng.

 Nếu bạn muốn trải nghiệm và hưởng thụ một khung cảnh thiên nhiên có không khí thanh mát, trong lành, đậm chất rừng núi và miền biển thì đi du lịch mùa hè tại Ngũ Hành Sơn là giải pháp tốt nhất. Bởi nếu bạn chọn đi vào mùa hè bạn có thể vừa trải nghiệm vẻ đẹp của miền núi, vừa được trải nghiệm vẻ đẹp của miền biển.

3.Đường đi tới khu du lịch Ngũ Hành Sơn

Xuất phát từ cầu Rồng bạn di chuyển về hướng bờ Đông sông Hàn-> rẽ vào đường sông Ngô Quyền (Quốc lộ 14B) -> chạy theo hướng Nam. Khi tới vòng xoay cầu Trần Thị Lý -> tiếp tục đi thẳng vào đường Ngũ Hành Sơn -> đường Lê Văn Hiến sẽ tới được khu du lịch Ngũ Hành Sơn.

Có nhiều phương tiện lựa chọn đến Ngũ Hành Sơn bao gồm xe buýt, xe máy, xe đạp, taxi và ô tô.

Bằng xe buýt: Bạn có thể đi bằng xe buýt từ phố cổ Hội An. Từ trung tâm thành phố Hội An, bạn đi thẳng trên đường Lý Thường Kiệt cũng như đường Lê Hồng Phong, và sẽ gặp bến xe buýt nằm trên đường Lê Hồng Phong, gần Làng Lụa Hội An. Thời gian đi đến Ngũ Hành Sơn mất khoảng 40 phút bằng xe buýt.

Bằng xe máy: Nếu bạn đang ở thành phố Đà Nẵng, đi bằng xe máy là phương tiện tiện lợi nhất. Qua Cầu Sông Hàn và rẽ phải trên đường Ngô Quyền, tiếp tục đi thẳng cho đến khi thấy những ngọn núi cao chót vót của Ngũ Hành Sơn. Thời gian mất khoảng 25 phút đi xe máy từ thành phố Đà Nẵng.

4.Cảnh đẹp núi Ngũ Hành Sơn

Thuỷ Sơn

Thuỷ Sơn còn có tên gọi là là núi Tam Thai bởi có 3 đỉnh nằm ở ba tầng giống như ba ngôi sao Tam Thai. Trong 5 ngọn núi, Thuỷ Sơn là ngọn núi đẹp nhất và lớn nhất được nhiều du khách chọn để thăm quan và khám phá. Để lên được đỉnh núi, bạn có thể chọn leo lên hơn trăm bậc thang hoặc chọn đi thang máy với buồng kính trong suốt với giá vé hai chiều là 30,000 VNĐ.

Chùa Linh Ứng

Đến đâu khi tham quan Ngũ Hành Sơn? Đây là ngôi chùa lớn nhất và linh thiêng nhất trong hai ngôi chùa trên ngọn Thủy Sơn. Để lên đến chùa bạn phải đi qua 108 nấc thang ở cổng phía Đông. Hàng năm có rất nhiều khách du lịch tới chùa tham quan bởi ngoài phong cảnh đẹp, chùa còn rất linh thiêng nữa. Tại đây, có thờ tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cùng Bồ Tát Địa Tàng, ngay ở giữa là tượng phật Thích Ca cao 10m.

Chùa Tam Thai

Đi qua 156 bậc thang về phía Tây bạn sẽ đến với chùa Tam Thai. Đây cũng là một địa điểm bạn không thể bỏ lỡ khi du lịch tại Ngũ Hành Sơn. Do thiên tai cùng chiến tranh, mà chùa đã phải sửa chữa rất nhiều lần. Một trong những điều làm nên sự thu hút của chùa đối với du khách chính là nét kiến trúc độc đáo và xưa cũ. Chùa Tam Thai được xây dựng trên một vùng đất tương đối bằng phẳng. Để vào chùa có 3 cánh cổng, cổng phải dành cho nữ đi, cổng trái nam giới được sử dụng, và cánh cổng quan trọng nhất nằm ở giữa là lối đi lại của các sư thầy.

Quần thể hang động

Được mẹ thiên nhiên ưu ái nên Ngũ Hành Sơn mặc nhiên sở hữu bao nhiêu là hang động với những hình dáng hết sức khó quên như động Huyền Không, động Âm Phủ, động Linh Nham, động Vân Nguyệt, động Lăng Hư,… Tuy nhiên, khiến người ta ngỡ ngàng và ấn tượng nhất có lẽ là động Huyền Không và động Âm Phủ.

Động Huyền Không là động lớn nhất trong tất cả các động ở Ngũ Hành Sơn. Ngoài ra, đúng như tên gọi, cảnh vật và bố cục của mọi thứ trong lòng động đều mang một nét ma mị và huyền ảo. Rất dễ bắt gặp hình ảnh những vệt nắng dài xuyên qua khe đá, tạo thành một vùng sáng ma mị, như có như không.

Động Âm Phủ lại có nét âm u, gắn liền với truyền thuyết về đường lên trời và đường xuống âm phủ, có một chút đáng sợ vì không gian như một mô phỏng của địa ngục.

Làng Đá Mỹ Nghệ Non Nước

Nằm dưới chân núi có một làng làm đá mỹ nghệ cực đặc sắc. Ở đây có rất nhiều tượng đá mang nhiều hình thù khác nhau. Đặc biệt nhất phải kể đến những tượng phật bằng đá được các nghệ nhân khéo léo làm nên.

Vì hầu hết du khách đến đây đều từ phương xa đến. Nếu không muốn mang nặng thì bạn nên mua bức tượng nhỏ để làm kỉ niệm. Bên cạnh đó, khi mua hàng bạn nên mặc cả để có thể mua được giá một cách tốt nhất.

5. Món ngon, địa chỉ nổi tiếng gần Ngũ Hành Sơn

Mì Quảng: Mì Quảng Dung (43 Ngũ Hành Sơn), Mì Quảng Phương (06 Phan Tứ), Mì Quảng bà Vị (60 Ngũ Hành Sơn) 

Hải sản: Hải Sản A Tý (tại số 2 Trường Sa), Hải Sản Bình Dân 2 Tâm (Lô 12-13 Trường Sa), Hải Sản Cu Nhật (23 Ngũ Hành Sơn)

Bánh xèo: Bánh Xèo Xuân (04 Phan Tứ), Quán Cô Mười (23 Châu Thị Vĩnh Tế).

Trên đây là một số kinh nghiệm đi ngũ hành sơn mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn, hy vọng bạn sẽ có chuyến đi vui vẻ an toàn nhé!