Cù Lao chàm là một điểm đến khá nổi tiếng, bởi vẻ đẹp hoang sơ của các bãi biển, các dịch vụ du lịch, nếu bạn chưa có kinh nghiệm đi thì có thể tham khảo bài viết của mùa phượt nhé!
1.Du lịch cù lao chàm thời gian nào?
Du Lịch Cù Lao Chàm cũng như những nơi khác thuộc miền trung cũng có hai mùa rõ rệt mưa và nắng tuy nhiên do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, lượng mưa rất ít chỉ có lèo tèo một vài cơn bão nhỏ và phần lớn là bị ảnh hưởng của bão.
Nếu muốn chắc chắn cho chuyến đi của mình không bị ảnh hưởng, hãy theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên trước khi đặt vé máy bay, vé tàu.
Hợp lý nhất thì bạn nên đến Du Lịch Cù Lao Chàm vào khoảng 1/3 – 30/9, lưu ý một chút tại các bãi biển thì trung bình khoảng từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 trở đi mới có thể tắm biển vui được.
2.Phương tiện di chuyển, tham quan Cù Lao Chàm
– Nếu bạn khởi hành từ Hà Nội hoặc Sài Gòn: Bạn có thể đi xe giường nằm Hội An – Đà Nẵng. Sau đó tới bến tàu và đi ca-nô hoặc tàu gỗ ra Cù Lao Chàm
– Nếu bạn khởi hành từ Hội An: Có 2 phương tiện để bạn ra Cù Lao Chàm, đó là ca-nô và tàu gỗ. Đi ca-nô thì chỉ khoảng 20 phút là bạn có mặt tại Cù Lao Chàm, giá vé là 150-200.000VNĐ/người/vé. Còn đi tài gỗ thì mất 2 tiếng nhưng giá thành rẻ hơn, khoảng 50-80.000VNĐ/người/vé, nếu mang theo xe máy thì thêm 30.000VNĐ/xe.
Ca-nô thường xuất phát từ biển Cửa Đại, còn tàu gỗ thì từ bến Bạch Đằng ngay trong phố cổ Hội An. Chiều về bắt đầu vào lúc 13h tại bến tàu Cù Lao Chàm. Nếu đi tàu gỗ, bạn liên hệ với bác Bốn (0985686465) để đặt chỗ nhé. Thuyền của bác khá to, thoải mái và bác cũng vui tính nữa.
– Ở Cù Lao Chàm: Bạn có thể mang xe máy từ đất liền lên đảo để tự túc di chuyển hoặc thuê thuyền để thăm quan quanh đảo, ngắm san hô, lặn biển,…theo kế hoạch của mình mà không phụ thuộc vào việc đi theo tour trong ngày. Nếu thuê thuyền bạn có thể liên hệ với nhà nghỉ, khách sạn để đặt.
3. Du lịch Cù lao chàm nghỉ ngơi ở đâu?
Nhà nghỉ ở đây chủ yếu dạng homestay, tập trung tại Bãi Làng, Bãi Hương. Một phòng hai người có giá 150.000 đồng. Nếu thuê lẻ, giá khoảng 50.000 – 100.000 đồng một người.
Lưu ý: Bãi Làng là nơi cập bến của tàu gỗ, Bãi Hương là ca nô. Tùy phương tiện di chuyển, bạn có thể chọn nhà nghỉ gần khu vực cập bến.
Ngoài ra, nếu thích hòa mình với thiên nhiên, bạn có thể cắm trại tại tại Bãi Ông, Bãi Hương, Bãi Bìm. Lều bạt thuê của người dân trên đảo với giá 150.000 đồng một chiếc.
4.Du lịch Cù lao chàm tham quan các địa điểm nào?
Nhà bảo tàng cù lao chàm
Cù Lao Chàm không phải là hòn đảo đặc biệt so với nhiều đảo gần bờ cũng như các khu dự trữ sinh quyển khác của Việt Nam. Cũng có bãi tắm tự nhiên đẹp, cảnh quan hoang sơ, hải sản phong phú… – những lợi thế có thể bắt gặp ở bất kỳ hòn đảo du lịch nào, nhưng cái dấu ấn đặc sắc mà du khách bắt gặp ở Cù Lao Chàm không phải là những lợi thế đó mà chính là cách khai thác những lợi thế.
Điểm dừng chân đầu tiên khi thuyền cập bến tàu Cù lao Chàm chính là nhà bảo tồn biển. Tuy nhỏ nhưng khi đến đây và được nghe các hướng dẫn viên trên đảo thuyết trình, dẫn dắt người nghe từ lịch sử hình thành, các phong tục truyền thống, lễ hội cho đến những sản vật phong phú của Cù lao Chàm sẽ khiến bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Giếng cổ Chăm
Hay còn có tên khác là Giếng Xóm Cấm, có niên đại khoảng 200 năm, nằm tại ngã ba con đường bê tông của khu dân cư xóm Cấm. Cấu trúc của giếng mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm khác ở Hội An như: hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông, lòng giếng xây gạch theo kiểu “vành khăn”.
Chùa hải tạng cù lao chàm
Đến thăm chùa Hải Tạng, điểm thu hút khiến du khách ngỡ ngàng chính là bức tường thành bao quanh bằng đá được thiết kế trang nhã với những đường nét hoa văn gọn gàng. Bên trong ngôi chùa còn khá nguyên vẹn, đặc biệt là nếp nhà chính có hệ vì kèo kết cấu theo kiểu “chồng rường giả thủ”. Ở mái hiên, dép hoành cách điệu với hình lồng đèn, thân chạm hình hoa lá, đầu là những cánh sen lật đỡ thẳng lên đòn tay, dưới chạm nổi hình đầu rồng. Theo Trung tâm quản lý bảo tồn di tích Hội An, do chùa Hải Tạng còn lưu giữ khá nguyên trạng kết cấu kiến trúc, mỹ thuật dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử; kèm theo đó chùa có cách bố trí tượng thờ của thời kỳ Tam giáo đồng nguyên nên nơi đây chính là nguồn cung cấp nhiều thông tin quý giá về lịch sử hình thành cộng đồng cư dân ở Cù Lao Chàm.
Miếu tổ nghề Yến
Nằm ở Bãi Hương, Miếu Tổ nghề Yến được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yến. Hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, cư dân và những người làm nghề khai thác yến tổ chức cúng rất linh đình để chuẩn bị cho vụ khai thác mới.
Ngoài ra, đảo Yến, bãi Đá Chồng cũng là những điểm đến nhiều du khách ghé qua. Những ai thích ngụp lặn trong làn nước xanh trong thì Bãi Xếp, Bãi Ông, Bãi Làng là điểm lý tưởng.
Đảo Yến
Người ta thường quen thuộc với câu nói Khánh Hòa là xứ trầm biển yến, nhưng còn có một nơi khác nữa của miền Trung là nơi tập trung sinh sống rất nhiều loài chim và được mệnh danh như một thiên đường, đó chính là Cù Lao Chàm.
Có thể nói, Cù lao Chàm là nơi duy nhất của tỉnh Quảng Nam có loài chim Yến hàng – thuộc phân giống Yến hông xám bộ Yến Apdiformes. Loài yến có vóc dáng chỉ nhỏ bằng chim sẻ, hông và bụng màu xám, toàn thân nâu đen; cánh dài, vuốt nhọn, bay rất khoẻ, đuôi ngắn, chẻ đôi; mỏ ngắn, dẹp, có thể há rất rộng.
Hang Yến ở Cù Lao Chàm tập trung Hòn Khô( mẹ), hòn Lao, hòn Tai,hòn Tò Vò… nhưng có lẽ nhiều nhất là ở các vách đá thẳng đứng ở Hòn Lao. Thuê một chiếc tàu đi tham quan biển, bạn sẽ có dịp tận mắt nhìn thấy những khe đá nứt thẳng đứng, có đáy ngập nước biển và gió mạnh, từng đàn chim yến về làm tổ và đẻ trứng, một cảm giác vô cùng thích thú và khó diễn tả thành lời.
Hệ thống các bãi biển của Cù lao Chàm
Các bãi biển ở đây vốn thiên nhiên tạo hóa đã đẹp và người dân và chính quyền địa phương đã phát động các phong trào gìn giữ môi trường nên các bãi biển Cù Lao Chàm được gìn giữ sạch đẹp hơn, khách du lịch vì thế ngày càng kéo về đây đông hơn, các dịch vụ du lịch cũng hoàn thiện hơn.
Dọc theo bờ biển từ Tây Bắc xuống Đông Nam của Hòn Lao, Có các bãi biển như: Bãi Bắc (gồm 4 bãi nhỏ), Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Xếp (gồm 3 Bãi nhỏ), Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương. Các bãi biển có chiều dài từ 100m (Bãi Bắc) đến 700m (Bãi Hương); chiều rộng phổ biến là 20m.
5.Du lịch cùa lao chàm ăn gì?
Cua đá
Cua đá là món đặc sản ai cũng muốn nếm thử một lần khi đến với Cù Lao Chàm. Gọi là cua đá vì chúng sống trên những hang đá trên núi. Điều đặc biệt của loài cua này là chúng ăn cây cỏ trên đá và uống nước sương sớm nên thịt rất ngọt, mềm, béo ngậy và không có vị tanh như cua biển thông thường.
Mực một nắng ở Cù Lao Chàm được chế biến rất đặc biệt. Mực phơi một nắng cho bớt mùi tanh, bên ngoài thì khô ráo hẳn nhưng bên trong vẫn đảm bảo được độ tươi ngon của mực. Khi ăn vào, bạn vừa cảm nhận được độ tươi ngon của mực, lại thấy cả vị khô đặc sắc. Mực một nắng Cù Lao Chàm có nhiều loại: mực lá, mực ống, mực ghim, bạch tuộc… nhưng người ta vẫn thường làm mực ống tươi rói vừa đánh bắt để cho ra mực một nắng thơm lừng.
Ốc vú nàng
Một loại đặc sản nổi tiếng của vùng duyên hải miền Trung vốn nổi tiếng ngay từ tên gọi của nó. Ốc vú nàng có vỏ xà cừ hình chóp nón, giống đôi gò bồng đảo của các cô gái dậy thì, thân ốc màu vàng pha xanh, nhưng mỗi khi có tay người chạm phải thì chuyển sang sắc hồng e lệ.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch cù lao chàm mà bài viết muốn chia sẻ đến bạn, hy vọng nếu bạn có cơ hội đến đây thì hãy bỏ túi ngay mẹo du lịch này nhé!