Trước khi tổ chức một chuyến đi phượt, chúng ta sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ sao cho chuyến đi được chu đáo và bảo đảm an toàn nhất. Dưới đây muaphuot.com sẽ chia sẻ bạn kinh nghiệm đi phượt xe máy cần chuẩn bị những gì để chuyến đi thuận lợi nhất!
Đồ dùng lên quan đến xe
– Bộ sửa chữa xe máy cơ bản như miếng vá, bơm, cờ lê, kìm, tu vít…
– Gương chiếu hậu: Nên lắp cả 2 gương để quan sát dễ hơn và tránh bị cảnh sát giao thông dừng xe
– Thay một lọ đầu mới cho xe để chạy khỏe hơn, không bị nóng máy
Tăng xích hoặc thay bộ xích mới nếu quá cũ
– Kiểm tra lốp nếu đã quá mòn thì nên thay bởi đi đường dài đường trơn trượt sẽ không an toàn
– Thay thế các má phanh đã mòn vì phanh sử dụng khá nhiều trong những chuyến phượt
– Có thể lắp thêm một chiếc đèn xe chuyên dùng khi đi phượt để có thêm ánh sáng khi đi
trong đêm
Chuẩn bị đồ dùng mang theo
Kính đi đường: Kính trắng dùng buổi tối và kính râm cho ban ngày. Chạy xe đường dài ban ngày mà không đeo kính râm, bạn sẽ bị lóa mắt, buồn ngủ.
– Nếu bạn không dùng mũ bảo hiểm kín mặt, khẩu trang là thứ rất cần thiết. Ta nên dùng khẩu trang y tế, dùng một lần rồi bỏ, không lo nắng gió, bụi đường.
– Găng tay: Những bạn đi xe côn tay nên có một đôi, không cần loại đắt tiền. Găng tay sẽ giúp tay bạn tránh nắng và bám chắc tay ga, tay côn.
– Bạn nên đi giày cao cổ hoặc ủng. Giày cao cổ thường có khả năng chống nước và bảo vệ cổ chân.
– Cần một bộ quần áo mưa. Áo mưa giấy hoặc áo mưa choàng có thể gây nguy hiểm khi đi xe đường dài.
– Nên chuẩn bị một mảnh decal màu vàng (decal xuyên đèn) dán vào đèn pha để “phá sương” khi gặp đoạn đường nhiều sương mù.
– Nên mua miếng dán phản quang hoặc mặc áo phản quang nếu bạn chạy xe buổi tối.
– Đồ y tế: Có rất nhiều dụng cụ y tế cần thiết, nhưng tai nạn mất máu cấp dẫn đến tử vong là nguy hiểm và hay gặp nhất, vì vậy bạn nên có một vài cuộn băng gạc và băng ép để cầm máu vết thương.
Bản đồ và la bàn
Đây là những vật dụng luôn gắn với dân du lịch bụi. La bàn hoạt động được nhờ từ trường trái đất. Nếu như bạn có một chiếc la bàn, và biết chính xác vị trí của mình trên bản đồ, thì bạn có thể đi đến chính xác nơi mình muốn đến. Hiện nay, với công nghệ định vị toàn cầu GPS, chiếc la bàn có vẻ như bị rơi vào lãng quên. GPS giúp bạn xác định chính xác nơi bạn đang ở, dù bạn ở bất cứ đâu, nhưng trong những tình cảnh éo le nhất, khi bạn không thể sạc thiết bị của mình thì chiếc la bàn lại là một vật không thể thiếu được.
Lều ngủ và túi ngủ
Trong trường hợp muốn tận hưởng không gian thiên nhiên, ngủ lều là lựa chọn thú vị nhất. Tùy theo vị trí bạn định đặt trại và thời tiết để có thể lựa chọn loại lều phù hợp, tuy nhiên lều phải đảm bảo tiêu chuẩn cơ bản nhất là thoáng khí và chống thấm nước. Bạn cần xác định lều ngủ cho bao nhiêu người. Lều quá rộng khó tìm được một địa điểm có bề mặt phẳng lớn, khó lắp đặt. Lều chữ A và lều dáng ô là phổ biến nhất với các kích thước nhỏ và vừa. Có nhiều loại lều lớp ngoài chịu được lượng mưa lớn liên tục nhiều giờ, chống gió và côn trùng xâm nhập.
Các tấm đệm hoặc tấm trải cũng cần thiết phải đem theo. Đệm bơm hơi hoặc đệm xốp bằng bọt biển mềm, nhẹ có thể dễ mang vác. Nên mang theo chiếc chăn len hoặc bông tổng hợp, nhẹ và có tác dụng giữ nhiệt tốt. Một chiếc gối bơm hơi sẽ là lựa chọn tốt nhất mà không tốn diện tích khi mang hành lý. Tuy nhiên, bạn cũng có thể mang theo khăn hoặc áo len làm gối rất tiện lợi.
Những ai từng đi phượt đều hiểu rằng việc ngủ trong rừng dưới sương lạnh hay lưng chừng núi là điều rất bình thường. Chính vì vậy, một chiếc túi ngủ là vật dụng không thể thiếu của phượt thủ. Sau một ngày dài mệt mỏi, công việc còn lại chỉ là chui vào túi ngủ, kéo khóa lên và làm một giấc đến sáng hôm sau.
Túi đồ dùng cá nhân
Chủ động chuẩn bị cho mình những vật dụng cá nhân cần thiết chưa bao giờ là thừa. Đặc biệt những thứ như kem dưỡng da, kem chống nắng, sữa tắm, dầu gội, áo mưa, thuốc cảm, gel rửa tay, kem và bàn chải đánh răng, khăn mặt… chiếm rất ít diện tích nhưng sẽ giúp bạn tự tin, thoải mái và tiện lợi hơn khi di chuyển.
Chuẩn bị giấy tờ tùy thân
Các loại giấy tớ tùy thân là rất cần thiết để mang theo trong suốt hành trình để tiện sử dụng khi cần đến và đề phòng mọi bất chắc có thể xảy ra. Các loại giấy tờ tùy thân đi kèm mà bạn cần phải có bao gồm: CMND, Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Bảo hiểm ô tô/xe máy, hộ chiếu (nếu trường hợp xuất cảnh, hay vượt khỏi biên giới trong nước).
Chuẩn bị đồ ăn, uống
Đồ ăn uống giúp bạn có năng lượng để tiếp tục cuộc hành trình. Do đó, cần chuẩn bị đầy đủ đồ ăn chính, đồ ăn vặt, nước uống sao cho hợp lý nhất.
Với đồ ăn vặt có thể mang theo Socola, bánh kẹo theo khẩu vị từng người. Đồ ăn chính nên mang theo các loại đồ ăn đóng hộp giúp bảo quản tốt hơn khi đi đường xa.
Với đồ uống, nên mang theo nên mang theo từ 1-2 chai nước lọc, loại 0.5 lít và cà phê, trà giúp tỉnh táo, cắt cơn buồn ngủ. Cần mang theo bình giữ nhiệt để pha các loại đồ uống này.
Quần áo
Khi đi đường, nên chọn các loại quần áo dày dặn, có khả năng chống bụi, chống gió tốt, và ít gây xây xát nếu không may bị ngã xe. Nếu có điều kiện, bạn có thể sắm cho mình một bộ quần áo chuyên dụng cho người đi mô tô để được đảm bảo an toàn nhất. Nên mang theo từ một đến 2 bộ quần áo đi đường để tiện thay thế khi cần.
Với quần áo mưa nên chọn loại liền bộ chắc chắn, không mang theo loại áo mưa cánh rơi, hay áo mưa giấy, rất dễ rách và cản gió khi đi xe.
Các loại quần áo mặc bên trong, bạn có thể mang theo áo phông, quần lót, quần cộc đủ để thay mỗi ngày. Ngoài ra, cần mang theo một đến hai chiếc áo len để giúp tránh lạnh về đêm và mặc bên trong khi đi xe. Bạn có thể mang theo một số loại trang phục khác tùy theo ý thích, nhưng không nên mang quá nhiều tránh cồng kềnh khi đi đường xa.