Muaphuot.com– Thịt trâu gác bếp Sơn La là một món ăn mang đạp chất nghệ thuật ẩm thức Tây Bắc và là món đặc sản Tây Bắc được nhiều người yêu thích. Thịt trâu gác bếp Sơn La thơm ngon, dậy mùi gia vị, có hương thơm quyến rũ của hạt mắc khén và hạt dổi rừng Sơn La. 

Món ăn lai rai được lòng rất nhiều người là đặc sản của người dân tộc Thái. Có dịp ghé qua những vùng đất Tây Bắc, đừng quên thưởng thức món trâu gác bếp đậm đà như chính nghĩa tình người bản địa.

thịt trâu gác bếp

Trâu gác bếp còn gọi là thịt trâu khô hay hun khói, là món ăn đậm chất truyền thống của dân tộc Thái. Không chỉ là đặc sản lạ miệng chiêu đãi người khách phương xa, món ăn còn trở thành quà biếu ý nghĩa tặng người thân, bạn bè dịp lễ tết.

Thịt được làm từ phần bắp hay thăn trâu bò, loài vật thường thả rông trên các sườn đồi Tây Bắc nên thịt săn chắc mà đậm vị. Xưa kia, người Thái đen nghĩ ra cách ướp sẵn thịt trâu, bò rồi gác lên bếp để bảo quản được lâu, dùng trong những ngày quan trọng. Món ăn như thực phẩm khô dự trữ trong ngày mưa gió. Dần dần, thực khách miền xuôi khi tới miền ngược lại đâm nghiền món khô này.

Chế biến trâu gác bếp không khó nhưng lắm công phu. Thịt được lọc từ phần nạc như thăn, bắp, lưng, lọc thái dọc thớ thành thải dài. Miếng thịt tươi được tẩm nhiều loại gia vị nóng như ớt, tiêu, gừng… và không thể thiếu “linh hồn của gia vị Tây Bắc”: hạt mắc khén. Thứ gia vị bé xíu nhưng tạo cho món trâu hương vị rất đặc biệt khó lẫn.

Sau khi thịt ngấm, người Thái mắc dây thịt gác lên dàn bếp. Nguyên liệu đun từ những thứ có sẵn của núi rừng. Qua hàng tuần gác bếp, từng dải thịt thấm đều quyện hơi khói tự nhiên rồi khô lại. Gia vị cũng từ từ ngấm đẫm từng thớ thịt bên trong. Miếng thịt dần quắt lại, nâu ánh tự nhiên. Trên bề mặt thịt sót lại vài miếng ớt khô, hạt tiêu.

Sau khi để vài tháng đến cả năm, thịt trâu héo lại. Bên ngoài nâu đen nhưng phần thịt bên trong vẫn hồng hào, vị đậm đà. Cách ăn đơn giản nhất là hấp cách thủy. Khi có hơi nước, thịt trâu mềm lại. Muốn ăn chỉ cần đập dập, xé nhỏ rồi chấm cùng chẳm chéo (món gia vị của người Thái), sẽ càng tăng thêm hương vị hấp dẫn của món trâu gác.

Trong toàn bộ quá trình chế biến món đặc sản tây Bắc thịt trâu gác bếp Sơn La có thể nói quá trình sấy thịt là công đoạn tốn nhiều thời gian và công sức nhất. Quá trình sấy khô thịt trâu có thể lên đến hơn ba mươi giờ đồng hồ. Đặc biệt, quá trình hun khói thịt trâu không được gián đoạn, phải liên tục thì thịt trâu mới thơm ngon.

thit trâu gác bếp sơn la

Củi dùng sấy khô thịt trâu cũng phải là loại củi lấy từ núi đá chứ không phải củi nào cũng dùng được. Đặc biệt, quá trình sấy không được quá nhiều khói sẽ làm cho món ăn mất mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị. Nhiệt độ cũng không được quá cao làm cho miếng thịt trâu gác bếp Sơn La bị khô, mất đi vị ngọt của thịt trâu khô khi thưởng thức.

Quá trình hun khói làm cho miếng thịt trâu chín, thấm đậm hương vị của các loại gia vị và món thịt trâu được làm chín một cách từ từ sẽ giúp giữ được vị ngọt của thịt trâu gác bếp Sơn La.

Thú vị hơn cả là cảm giác khi thưởng thức thịt trâu gác bếp trong một ngày se lạnh, uống ngụm rượu ngô cay lâng lâng và nhấm nháp một vài sợi dai dai để cảm nhận vị khói bếp đậm, ngọt, cay, thơm trên từng thớ thịt.

Những người miền xuôi lần đầu nếm thử hẳn sẽ phải lắc đầu, nhăn mặt với vị cay của gia vị và độ mặn, hắc của món ăn.  Tuy nhiên, nếu đã phải lòng hương vị đậm chất núi rừng ấy, bạn sẽ muốn quay lại để thưởng thức thêm nhiều lần nữa.

Nếu có dịp đến các tỉnh Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai… du khách đừng quên thưởng thức và mua một ít đặc sản miền sơn cước về làm quà.