Muaphuot.com– Vào dịp lễ hội Holi, người dân Ấn Độ lại ném bột màu vào nhau thể hiện cho sự tự do và không phân biệt giai cấp vốn tồn tại trong xã hội.

Lễ hội Holi diễn ra khi nào?

Lễ hội Holi diễn ra khi nào?

Holi diễn ra vào ngày trăng tròn cuối cùng của tháng Phalguna theo lịch Hindu. Điều này có nghĩa lễ hội có thể rơi vào các ngày từ cuối tháng hai và cuối tháng ba. Năm nay đó là ngày 13 và 14/3.

Lễ hội Holi được tổ chức nhằm chào đón mùa xuân với nhiều ý nghĩa về tuổi trẻ, mùa màng bội thu và sức sống tràn trề.

Nguồn gốc của lễ hội HoLI

Là một lễ hội nhiều màu sắc, Holi không mang ý nghĩa đặc biệt. Thay vào đó, nó gắn với một loạt các câu chuyện thần thoại Ấn Độ. Một trong những câu chuyện đó là về Hoàng tử Prahlad và con quỷ Holika.

Con trai vua quỷ tên là Prahalad là người thờ phụng cuồng nhiệt thần Vishnu. Vua quỷ tức giận, quyết định giết con để ra uy nhưng mọi nỗ lực của hắn đều thất bại. Vua quỷ bèn nhờ em gái là Holika là người vốn có sự miễn nhiễm với lửa để trừng phạt con trai. Hắn ta đốt một đống lửa lớn, bảo Holika ngồi lên đống lửa, tay ôm chặt Prahalad. Thần Vishnu bèn hiện hình để cứu Prahalad và quỷ Holika đã bị trừng phạt. Ngọn lửa được đốt trong đêm Choti Holi được người Ấn Độ tin rằng là biểu tượng của sự tiêu diệt ma quỉ và bóng tối.

Ngoài ra còn có những câu chuyện khác liên quan tới Holi, giống như chuyện của Krishna và Radha. Krishna có làn da là màu xanh, đem lòng yêu Radha. Nhưng vì xấu hổ bởi màu da khác nhau của mình, Krishna làm theo lời khuyên của mẹ và bôi sơn lên mặt mình để hai người có làn da giống nhau.

Các nghi lễ và truyền thống trong lễ hội Holi

Các nghi lễ và truyền thống trong lễ hội Holi

 

Vào đêm trước của lễ hội, thường đúng lúc hoặc sau khi mặt trời lặn, mọi người lại cùng nhau tụ tập và châm lửa các giàn thiêu. Nghi lễ này được gọi là Holika Dahan. Nghi lễ tượng trưng cho sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Mọi người cùng hát hò và nhảy múa vui vẻ quanh đống lửa.

Lễ hội Holi chính thức được bắt đầu vào buổi sáng hôm sau và mọi người chơi đùa với màu sắc. Ai ai cũng nắm trong tay bột màu khô hoặc các quả bóng có chứa dung dịch màu để ném và phun màu vào những người khác.

Theo truyền thống, những loại màu sắc này được pha trộn từ các loại thực vật tự nhiên, do đó có thể dễ dàng tẩy sạch như nghệ tây, gỗ đàn hương và hoa hồng. Mọi người cùng nhau đổ ra đường để tham gia vào trò chơi thú vị này. Đến cuối buổi sáng, ai ai trông cũng giống như một bức tranh đầy màu sắc. Và đây chính là lý do mà lễ hội Holi còn có tên gọi là “Lễ hội Sắc màu “.

Người dân tập trung thành từng nhóm hát hò và nhảy múa trong khi tiếng trống và dholak. Cứ vào mỗi lúc “cuộc chiến” với sắc màu được tạm dừng, mọi người lại cùng ăn các món gujiya, mathri, malpuas và nhiều món ăn truyền thống khác. Bhang, một loại đồ uống chế biến từ các loại thảo mộc địa phương cũng là một phần không thể thiếu của lễ hội Holi.

Sau một ngày chơi đùa với màu sắc, mọi người đi tắm rửa sạch sẽ và mặc những bộ trang phục mới để chào đón bạn bè và người thân ghé chơi. Holi cũng là một lễ hội của sự tha thứ và bắt đầu một khởi đầu mới, với mục đích tạo ra sự hài hòa trong xã hội, bỏ lại đằng sau mọi thù hận.